Kỹ Thuật Thi Công Chuẩn Để Tường Gạch Block Tránh Bị Nứt

Vậy những kỹ thuật thi công gạch block nào cần được đảm bảo để giữ cho tường luôn vững chắc, không bị nứt theo thời gian? Bài viết dưới đây từ Gạch Thái Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ những lưu ý quan trọng, cũng như sai lầm phổ biến cần tránh khi xây tường gạch block.

Ngày đăng: 04-07-2025

5 lượt xem

   Nhiều người lầm tưởng khi xây tường chỉ cần chọn đúng loại gạch là xong, nhưng thực tế, việc xây tường gạch block đòi hỏi kỹ thuật riêng, nếu sai một bước nhỏ cũng có thể gây nứt, thấm hoặc giảm tuổi thọ công trình. Dù sử dụng vật liệu bền và khả năng chịu lực tốt như gạch block nhưng nếu thi công gạch block không đúng kỹ thuật, thì nguy cơ nứt tường vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy những kỹ thuật thi công gạch block nào cần được đảm bảo để giữ cho tường luôn vững chắc, không bị nứt theo thời gian? Bài viết dưới đây từ Gạch Thái Châu sẽ giúp bạn hiểu rõ những lưu ý quan trọng, cũng như sai lầm phổ biến cần tránh khi xây tường gạch block.

1. Sử dụng lưới mắt cáo:

   Đây là kỹ thuật thi công cần lưu ý đầu tiên khi xây tường bằng gạch block. Bởi một trong những điểm dễ nứt nhất khi xây tường gạch block là khu vực tiếp giáp giữa gạch block với cột bê tông và các vật liệu khác. Tại đây, hai vật liệu có độ co giãn khác nhau, dễ hình thành vết nứt do chuyển vị. Để khắc phục, cần sử dụng lưới mắt cáo bằng thép hoặc inox chèn vào lớp vữa ở vị trí tiếp nối.

Lưới mắt cáo bằng thép

   Lưới này giúp tăng cường liên kết các viên gạch, vữa, hoặc các vật liệu xây dựng khác với nhau, hạn chế co giãn không đều và ngăn vết nứt lan rộng theo chiều dọc hoặc ngang. Ngoài ra, lưới mắt cáo đóng tường giúp tăng cường khả năng chịu lực của tường gạch block. Điều này giúp bảo vệ công trình khỏi các tác động lực từ bên ngoài, chẳng hạn như động đất, gió bão,...Dù quan trọng là vậy nhưng nhiều công trình xây tường vẫn quên không đóng lưới mắt cáo ở các vị trí: Góc tường, cột; Vị trí lắp đặt đường ống; Mép cửa, cửa sổ; Chỗ tiếp giáp giữa các mảng tường; Vị trí thi công đường điện, nước; Chỗ nối giữa tường gạch block và bê tông.

Sử dụng lưới mắt cáo bằng thép cho vị trí góc tường, cột

2. Đảm bảo mạch vữa đúng kỹ thuật:

   Mạch vữa là yếu tố then chốt trong việc đảm bảo độ ổn định của tường. Trong thi công gạch block, tuyệt đối không được xem nhẹ các yếu tố kỹ thuật sau:

- Tuyệt đối không được xây gạch trùng mạch giữa 2 hàng liên tiếp, mạch vữa phải đảm bảo lấp đầy cả mạch ngang và mạch đứng, chiều cao khối xây phải phù hợp với tiến độ xây và thời gian ninh kết của vữa. 

- Độ dày mạch vữa nên đảm bảo dày từ 8-15mm, lấp đầy các mạch ngang và dọc. Vữa cần được nén chặt vào khe mạch, không để rỗng hoặc quá mỏng, vì sẽ tạo điểm yếu cho tường gạch block khi gặp lực.

Độ dày mạch vữa chuẩn khi xây tường gạch block

- Khi thi công cần miết hồ sao cho mạch ngang và dọc vuông góc rõ ràng, không bị lệch, nghiêng. Mạch được miết đúng kỹ thuật sẽ giúp phân bổ lực đều lên toàn bộ thân tường gạch block, tăng độ ổn định cho công trình.

- Ngoài ra, các viên gạch block phải được xây lệch nhau ít nhất 1/4 chiều dài viên gạch. Kỹ thuật này áp dụng cho cả phương ngang và dọc, giúp khối tường liền mạch và chắc chắn hơn.

3. Xử lý các vị trí đặc biệt:

   Góc tường, dầm, cửa: Xây thẳng góc, sử dụng gạch block đinh và miết hồ kỹ để tăng liên kết tránh nứt.

   Mối nối tường và dầm: Xây viên đầu tiên theo hướng xiên nghiêng 45 độ, tạo điểm tựa vững. Sử dụng gạch block đinh và miết hồ, tạo liên kết vững giữa hai vật liệu khác nhau, tránh nứt chân tường.

Tại mối nối giữa tường và dầm sử dụng gạch block đinh

   Lanh tô cửa: Lanh tô phải có thép gia cường đúng bản vẽ, đủ chiều dài neo vào tường. Thi công đúng chỉ dẫn thiết kế, sử dụng kết hợp lưới thuỷ tinh hoặc lưới thép trước khi trát để ngăn nứt chân cửa hoặc trần vòm.

4. Kiểm Tra Độ Thẳng và Phẳng Trong Suốt Quá Trình Thi Công:

   Dù sử dụng vật liệu có quy cách chính xác như gạch block, nhưng quá trình xây tường được thực hiện thủ công thì vẫn có thể xây lệch nếu không kiểm tra liên tục. Nếu xây liên tục không kiểm tra sẽ khiến tường bị cong, lượn sóng; Hàng gạch bị lệch tâm, không thẳng đứng; Lực phân bố không đều lên bề mặt tường, gây nứt cục bộ tại các điểm yếu; Khó trát hoàn thiện vì tường gạch block không phẳng, dẫn đến mất nhiều công chỉnh sửa và vật tư. Do đó, việc kiểm tra độ thẳng hàng, độ đứng và độ phẳng trong suốt quá trình xây tường gạch block là điều bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc.

Kiểm tra độ thẳng hàng trong quá trình xây tường gạch block

   Để kiểm tra độ thẳng hàng chính xác, có thể sử dụng các công cụ sau: Dây căng ngang (dây xây), Nivo (thước thuỷ), Thước nhôm dài 1.5m – 2m, quả dọi.

   Cụ thể, sau khi xây 1 hàng gạch block đầu tiên phải dùng dây căng ngang làm chuẩn cho toàn bộ chiều dài hàng. Sau mỗi 3–4 hàng gạch phải đặt thước nhôm ngang mặt tường để kiểm tra độ phẳng. Nếu chênh lệch trên 3mm, phải điều chỉnh ngay bằng cách điều chỉnh lượng vữa cho viên sau. Sau mỗi đoạn tường dài 2–3m nên dùng quả dọi hoặc máy laser để kiểm tra độ thẳng đứng từ chân tường lên đỉnh. Không nên đợi đến khi xây gần xong mới kiểm tra, vì lúc đó vữa đã khô, việc chỉnh sửa sẽ phá vỡ liên kết cũ.

Các dụng cụ dùng để kiểm tra độ thẳng hàng của tường gạch block

5. Xử Lý Ẩm Trước Khi Trát Hoặc Chống Thấm:

   Một trong những nguyên nhân chính làm tường bị nứt chân trát, lớp vữa trát bong tróc, rỗ mặt đó là không xử lý ẩm trước khi tiến hành trát tường. Bởi việc xử lý ẩm cho tường gạch block trước khi trát là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng và độ bền của lớp trát. Nếu không xử lý ẩm, tường khô có thể hút hết nước của vữa, làm lớp trát bị nứt, bong tróc và giảm độ bám dính. Gạch block có khả năng hút nước thấp, nhưng khi khô hoàn toàn vẫn cần được làm ẩm để vữa trát bám tốt hơn.

Tường gạch block không xử lý ẩm trước khi trát

   Để xử lý ẩm đúng kỹ thuật, bạn nên dùng vòi phun sương nhẹ hoặc chổi quét nước ẩm từ 2–3 lần trước khi trát. Không tưới quá nhiều gây ướt sũng (dễ trôi xi măng) và không để khô hoàn toàn (dễ hút nước từ vữa trát). Tuyệt đối không dùng tia nước mạnh vì dễ làm xói mòn các mạch vữa vừa xây hoặc gây ứ đọng nước ở chân tường.

Xử lý ẩm cho tường gạch block trước khi trát chuẩn kỹ thuật

   Vào mùa hè hoặc những ngày nắng gắt, tường gạch block có thể khô rất nhanh, do đó cần tưới ẩm nhiều lần trước khi trát (có thể chia làm 2–3 lần, cách nhau 30 phút). Nếu trát buổi sáng thì nên tưới nước từ chiều hôm trước, giúp tường thấm ẩm sâu hơn.

► Xem Thêm Các Thông Tin Mới Nhất Về Xây Tường Gạch Block:

► Bí Quyết Xây Tường Gạch Block Mà Không Bị Nứt

 Cách Xây Tường Gạch Không Nung 4 Lỗ Đúng Tiêu Chuẩn

► Kỹ Thuật Xây Tường Gạch Block Đơn Giản Mà Đẹp

 Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Vấn Đề Nứt Tường Khi Xây Gạch Không Nung

 Tại Sao Xây Tường Bằng Gạch Không Nung Lại Bị Nứt

Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu

Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp

Công Trình Cảng Cát Lái

Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hoà

Gạch Block Không Nung Thái Châuhttp://giagachkhongnung.com/gach-block/


GẠCH BLOCK- GẠCH KHÔNG NUNG THÁI CHÂU

GỌI NGAY=> 0938 279 336 - 0967 40 8986

Để được tư vấn và cung cấp GẠCH  với GIÁ RẺ NHẤT

Sản xuất, cung cấp GẠCH BLOCK, GẠCH KHÔNG NUNG, GẠCH VỈA HÈ 

tại TPHCM, ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, CÁC TỈNH MIỀN NAM...

 ĐC văn phòng  : Lã Xuân Oai, Trường Thạnh, Q9, HCM

 ĐC Nhà máy 1   :Đường Tỉnh 768 (Đường Huynh Văn Nghệ đi vào), Ấp Bình Thạch, X.Bình Hòa, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai

 ĐC Nhà máy 2   :Đường Tân Hiền, xã Thiện tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
 Email                 gachblockthaichau@gmail.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha