Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các nguyên nhân gây nứt tường và các phương pháp xử lý hiệu quả để giải quyết vấn đề nứt tường khi xây gạch không nung này.
Ngày đăng: 15-06-2024
5,452 lượt xem
Khi xây tường bằng gạch không nung, vấn đề nứt tường là một trong những thách thức phổ biến mà nhiều công trình gặp phải. Những vết nứt nhỏ không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ của công trình mà còn có thể ảnh hưởng đến cấu trúc bền vững của công trình. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các nguyên nhân gây nứt tường và các phương pháp xử lý hiệu quả để giải quyết vấn đề nứt tường khi xây gạch không nung này.
Nguyên nhân gây nên tình trạng tường gạch không nung bị nứt
Một trong những nguyên nhân chính đầu tiên dẫn đến tình trạng xuất hiện vết nứt ở tường trong những công trình sử dụng gạch không nung là do Mac gạch không đạt. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến gạch không đạt Mac. Thứ nhất là gạch chưa đủ tuổi, thường thì sau khi ép gạch sẽ được phơi nắng trong khoảng 24 giờ, sau đó được tưới nước bảo dưỡng như bê tông. Nguyên nhân thứ hai là do trong quá trình sản xuất không được bảo dưỡng chuẩn theo kĩ thuật, bởi vì sau khi tưới nước thì gạch không nung phải được đóng kiện xếp vào kho chứa từ 28-30 ngày, sau khi hoàn thành các công đoạn này thì gạch sẽ đạt được từ 90-95% theo yêu cầu Mac gạch. Tuy nhiên, nhiều công ty sản xuất gạch vì muốn xuất gạch đi nhanh chóng nên thường rút ngắn công đoạn này. Nhất là khi lựa chọn sử dụng gạch không nung tại những cơ sở sản xuất thủ công, không được kiểm định thì rủi ro này rất dễ xảy ra. Ngoài ra, nguyên nhân thứ ba khiến gạch không đạt chuẩn Mac là do tỉ lệ cốt liệu không đạt tiêu chuẩn, điều này dẫn đến 1 số vấn đề thường gặp phải như: ép không đủ lực dẫn đến nhiều bọt khí, nguyên liệu không chuẩn, cân cốt các thành phần thủ công chứ không chính xác…
Hiện tượng nứt tường xây cũng chịu tác động rất lớn bởi độ thấm nước của gạch. Nó hút nhanh nước của mạch vữa xây trát và gây nên hiện tượng mất nước mạch vữa, giảm nhanh thể tích của mạch vữa gây chuyển vị và tạo ra hiện tượng nứt ở khu vực tiếp giáp cốt cấu kiện bê tông. Gạch nặng và thấm nước sẽ gây ra hiện tượng nứt trên và dưới đà, các vết nứt thường xuất hiện tại nơi tiếp giáp với cột bê tông và nứt xuyên tường gãy gạch. Trường hợp công trình được xây trên nền đất yếu với tải trọng động lớn thì khả năng lún móng và nứt toát tường rất có khả năng sẽ xảy ra. Có thể nhận biết gạch có độ thấm nước vượt quá tiêu chuẩn của gạch bê tông thông qua các dấu hiệu sau:
Trong thực tế, tình trạng nứt tường có thể xảy ra với bất kỳ vật liệu nào chứ không phải chỉ riêng gạch không nung. Nguyên nhân chính là do kỹ thuật xây dựng không chuẩn hoặc không phù hợp với loại vật liệu đó.
Các anh thợ Việt Nam thường quen với cách xây tường gạch nung truyền thống nên cũng áp dụng cách xây như vậy đối với gạch không nung. Nhiều người thợ không biết đặc tính của gạch không nung và gạch nung khác nhau nên kỹ thuật xây dựng phải có sự điều chỉnh.
Xét riêng kỹ thuật xây dựng, thì việc xây tường bằng gạch không nung bị nứt có thể do những yếu tố sau đây:
- Vữa không phù hợp: đòi hỏi vữa xây dựng sử dụng cát có mô đun độ lớn từ 1.4 đến 2.0.
- Áp dụng kỹ thuật xây dựng cũ mà không biết rằng vật liệu này có tính chất khác nhau, từ đó gây nên sự cố nứt tường. Cụ thể mạch vữa phải đảm bảo lấp đầy mạch ngang và mạch đứng. Chiều cao khối xây phải phù hợp với tiến độ xây và thời gian ninh kết của vữa.
- Không đặt hoặc đặt không đủ thép râu neo tường và cột
- Độ chịu lực của tường yếu
- Không chèn lớp co giãn khiến tường co giãn quá mức
- Trước khi tô vữa không làm ẩm bề mặt
- Không dán lưới chống nứt tường
- Nền móng không chắc,…
=> Giải pháp: Để khắc phục tình trạng xây không đúng kĩ thuật, mời quý khách hàng tham khảo bài viết sau: Bí Quyết Xây Tường Bằng Gạch Block Mà Không Bị Nứt
Nguyên nhân này là yếu tố vừa chủ quan vừa khách quan, có thể là do khu đất bị lún với khối lượng xây dựng quá nặng, hoặc có thể do kỹ thuật trong quá trình thi công nền móng của tường gạch làm tường bị lún. Khi nền móng bị lún, xuất hiện các vết nứt ở giữa mảng tường hoặc ở mép của sàn nhà.
Công Trình Nhà Ở Bị Lún Nền Móng
Bên cạnh những nguyên nhân được nêu ra ở trên thì việc xây tường bằng gạch không nung còn bị ảnh hưởng bởi khí hậu Việt Nam. Nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, quanh năm nóng ẩm và mưa nhiều mà theo một số chuyên gia thì gạch không nung có chỉ số co giãn nhiệt cao hơn gạch nung truyền thống nên dễ bị nứt hơn.
Cách Xử Lý Vấn Đề Nứt Tường Khi Xây Gạch Không Nung
Hướng xử lý giải quyết tình trạng nứt tường gạch không nung sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vết nứt.
+ Nết vết nữa do vữa trát không đảm bảo, bị co ngót thì việc xử lý rất đơn giản. Đó là đục lớp vữa ra và trát lại, sau đó sơn lại màu tương đồng với các khu vực tường cũ là được. Cụ thể, cần phải đục bỏ lớp vữa cũ theo vết nứt, xử lý kỹ, đủ ẩm và tô lại bằng vữa già xi măng, cát mịn. Nếu bị rộp thì cần đục bỏ lớp vữa ở mảng tường trát lại. Lớp hồ trát phải tối thiểu 7 ngày mới xử lý chà, trét, sơn nước. Sau khi xử lý có thể sơn hoàn thiện.
Trát lại tường gạch không nung
+ Nứt do kết cấu hoặc kỹ thuật thi công xử lý bằng cách dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch; phụ vữa loại làm đông cứng nhanh và trát lại bằng vữa thông thường. Cụ thể, bạn phải dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch vị trí nứt…, sau đó sử dụng loại vữa đông cứng nhanh có bán sẵn tại các đơn vị vật liệu xây dựng để gắn. Cuối cùng, trát lại bằng vữa thông thường rồi sơn.
Sử dụng các loại vữa đông cứng nhanh
+ Còn nếu nứt do gạch không nung thì hướng xử lý sẽ phức tạp hơn, đòi hỏi người có chuyên môn thực hiện. Cùng với đó là phải theo dõi sự phát triển của vết nứt (chu kỳ thường là 1 năm). Kết hợp theo dõi sự phát triển của diện tích vết nứt theo thời gian để xác định chính xác nguyên nhân và hướng xử lý. Với những vết nứt tường lớn thì sử dụng bột trát tường chuyên dụng kháng kiềm để khắc phục vết vứt này. Cụ thể, làm sạch khu vực tường bị nứt đó, đảm bảo độ ẩm dưới 16%, phủ hợp bột trát kháng kiềm vào vết nứt cho bằng với bề mặt của tường nhà. Đợi lớp bột này khô thì phủ thêm 1 hoặc 2 lớp chống thấm lên trên để nước mưa không theo vết nứt đó mà thấm vào bên trong tường gạch.
Theo dõi vết nứt thường xuyên để đánh giá tình trạng
Kết Luận:
Hãy đảm bảo xây đúng kỹ thuật ngay từ đầu để tránh sự cố tường nứt. Bên cạnh đó, chủ công trình cũng nên kiểm tra định kỳ, theo dõi tình trạng vết nứt để có những điều chỉnh và đưa ra phương án giải quyết phù hợp.
►►► Xem Thêm Các Thông Tin Mới Nhất Về Gạch Không Nung:
► Giá Gạch Block Hiện Nay Là Bao Nhiêu?
► Sử Dụng Gạch Block Xây Tường Và Những Điều Cần Biết
► Bảng Giá Gạch Không Nung Mới Nhất
► Giá Gạch Không Nung Tại Bình Dương Mới Nhất
► 3 Bí Quyết Chọn Mua Gạch Block Giá Rẻ
Các Công Trình Nổi Bật Của Thái Châu
Công Trình Vỉa Hè Đỗ Xuân Hợp
Công Trình Cảng Cát Lái
Công Trình Nhiệt Điện Vân Phong Khánh Hoà
http://giagachkhongnung.com/gach-block/
GẠCH BLOCK- GẠCH KHÔNG NUNG THÁI CHÂU
GỌI NGAY=> 0938 279 336 - 0967 40 8986
Để được tư vấn và cung cấp GẠCH với GIÁ RẺ NHẤT
Sản xuất, cung cấp GẠCH BLOCK, GẠCH KHÔNG NUNG, GẠCH VỈA HÈ
tại TPHCM, ĐỒNG NAI, BÌNH DƯƠNG, CÁC TỈNH MIỀN NAM...
ĐC văn phòng : Lã Xuân Oai, Trường Thạnh, Q9, HCM
ĐC Nhà máy 1 :Đường Tỉnh 768 (Đường Huynh Văn Nghệ đi vào), Ấp Bình Thạch, X.Bình Hòa, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai
ĐC Nhà máy 2 :Đường Tân Hiền, xã Thiện tân, Vĩnh Cửu, Đồng Nai
Email : gachblockthaichau@gmail.com
Gửi bình luận của bạn